•   Email: xaydungmoitruongviet.com@gmail.com
  •   Hotline: 0916352382
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT kính chúc quý khách năm mới An Khang Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý

TẬN DỤNG CƠ HỘI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỂ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ PHÁT TRIỂN

 Đặng Xuân Thường- Giám Đốc Điều Hành Công ty Việt-Sing
   Thị trường VIệt Nam tham gia vào hội nhập kinh tế Quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại nhiều cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.


   
   Xét về tổng thể,
lợi ích đầu tiên đó là những cơ hội mới cho phát triển xuất khẩu. Cơ hội đấy có thể nhìn thấy rõ khi các nước tham gia xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng hóa của chúng ta đi vào thị trường của các đối tác. Bên cạnh đó, chúng ta khi tham gia vào các hiệp định gồm nhiều nước, khả năng cho doanh nghiệp cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng mới hình thành ở trong khu vực sẽ rất cao. Nếu như chúng ta trở thành một thành tố, một mắt xích trong dây chuyền cung ứng thì khả năng hồi phục sản xuất và tiếp tục phát triển trên phạm vi toàn cầu sẽ lớn hơn nhiều so với việc chúng ta tự mình đi tìm.
 
   Việc hội nhập quốc tế và tham gia một số FTA còn giúp chúng ta giải quyết một vấn đề rất nghiêm trọng, đó là doanh nghiệp có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu của mình theo hướng cân bằng hơn. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nên tránh việc phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nào đó. Cho đến giờ phút này thì 70% thị trường nhập khẩu của chúng ta đến từ khu vực Đông Á và hơn 50% thị trường xuất khẩu cũng đi vào khu vực này. Thế thì nếu có một tình huống bất lợi nào đó xảy ra trong khu vực xuất nhập khẩu lập tức sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng GDP. Chính vì vậy nhu cầu của chúng ta là cân bằng lại thị trường, dẫn đến việc chúng ta đàm phán các hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu, với Liên minh Hải Quan và tìm kiếm quan hệ thương mại tự do với Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta cân bằng lại thị trường xuất nhập khẩu của mình. Và đây là một định hướng rất là chiến lược. Khi đi vào thị trường như vậy thì chúng ta có một lợi thế trung hạn trước các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là các đối thủ trong khu vực khi đi vào một số thị trường quan trọng như đi vào thị trường Liên minh Châu Âu, thị trường Hoa Kỳ, thị trường Canada. Các FTA thế hệ mới hiện nay, còn có một tác động rất quan trọng nữa là giúp chúng ta hoàn thiện thể chế, kinh tế thị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh. Điều này dẫn đến những cơ hội mới được mở ra trên thị trường xuất khẩu thì giúp thúc đẩy một yếu tố thứ 2 nữa không kém phần quan trọng là cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài, đây là một trong những lợi ích cốt lõi của hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới. Giúp chúng ta có tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn.

   Xét trên những phân tích cụ thể hơn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu vì với các ưu đãi về cắt giảm thuế quan và về rào cản phi thuế quan: phần lớn hàng xuất khẩu đã và sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi, thậm chí tới 0%, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn và triển vọng sáng sủa cho nhiều ngành hàng, đặc biệt là dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ là các ngành xuất khẩu quan trọng hiện nằm trong nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
 
   Ngoài ra, các FTA còn giúp cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ các đối tác thương mại. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội từ cam kết của các nước không sử dụng hoặc hạn chế các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Ngoài ra, Việt Nam có thể có cơ hội sử dụng các công cụ về hàng rào kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ và tránh tranh chấp để bảo vệ doanh nghiệp trong nước.

   Bên cạnh đó, việc tận dụng ưu đãi về thuế quan từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO- Certifycate of Origin) – chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để bảo vệ quyền ưu đãi trong các FTA được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tích cực tận dụng. Tỷ lệ hàng hóa được hưởng ưu đãi của Việt Nam cao so với các đối tác trong khu vực và luôn có xu hướng tăng lên qua các năm thực hiện với giá trị đơn hàng tăng cao. Riêng với Hàn Quốc, trên 90% hàng xuất khẩu của nước ta được hưởng ưu đãi về thuế thông qua FTA ASEAN – Hàn Quốc. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc tận dụng những ưu đãi thuế quan thông qua các FTA giữa Việt Nam và các nước, được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiếp tục gia tăng xuất khẩu vào nhiều thị trường.

   Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, các FTA còn giúp ổn định nguồn và hạ giá đầu vào hàng nhập khẩu. Do nhập khẩu của Việt Nam thường xuyên chiếm khoảng 80% GDP nên việc ổn định và hạ giá nguyên vật liệu nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đến việc ổn định, duy trì tăng trưởng sản xuất , tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ngay trên thị trường trong nước với hàng nhập khẩu từ các nước và ở thị trường ngoài nước với hàng cùng chủng loại của các đối tác khác. Ngoài ra, các FTA là nhân tố tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Các nhà đầu tư khi xem xét đầu tư vào Việt Nam đều coi khu vực thương mại tự do mà Việt Nam tham gia là lợi thế lớn để mở rộng thị trường đầu ra sản phẩm.

   Tuy nhiên ngoài những lợi thế mà chúng ta đạt được khi tham gia FTA còn phải kể đến những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt. Làm rõ và doanh nghiệp nhận biết được những thách thức cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế cũng là cách biến thách thức cơ hội để giúp doanh nghiệp hội nhập và phát triển.

Các thách thức có thể là:
   Cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với các nhóm hàng từ các nước đối tác FTA sẽ khiến luồng hàng hóa nhập khẩu từ các nước này gia tăng nhanh chóng dẫn đến các sức ép cạnh tranh nội địa ngày càng lớn. Hệ quả là thị phần của các nhà sản xuất trong nước tại sân nhà sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ sản xuất xủa không ít doanh nghiệp bị thu hẹp. Ngoài ra nguồn ngân sách thu thuế nhập khẩu cũng bị giảm đáng kể khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống 0% cho các nước đối tác.

   Để tận dụng được những ưu đãi từ FTA, trước tiên cần có sự liên kết chặt chẽ giữ các doanh nghiệp và các ngành chức năng. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần cải thiện năng lực kinh doanh, marketing, xây dựng thương hiệu, dịch vụ khách hàng, cần hiểu rõ chuỗi cung ứng của trong đó chú trọng quản lsy logistic, làm chủ quyền thuê và kiểm soát vận tải- logistics, linh hoạt sử dụng Incoterms 2010 trong các hợp đồng ngoại thương… đồng thời chủ động nghiên cứu quy tắc xuất xứ, mức giảm thuế quan, các hàng rào kỹ thuật… một cách thấu đáo và chuẩn bị đàm phán hợp đồng ngoại thương hiệu quả. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ, cùng loại hình, có mối quan hệ tin cậy nên kết hợp với nhau trong những giao dịch thương mại, tập hợp vốn để thực hiện thành công những thương vụ “mua FOB – bán CIF”.

   Giao đoạn hội nhập hiện nay, mở ra thời kỳ mới cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự cạnh tranh cao hơn, sàng lọc thị trường nghiệt ngã hơn, chính vì thế bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan chức năng hữu quan thì chính các doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao năng lực bản thân đồng thời nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
Hotline

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

backtotop nothing